Cúng tổ nghề sân khấu là một nghi lễ truyền thống quan trọng đối với những người nghệ sĩ. Vậy lễ cúng tổ nghề sân khấu có ý nghĩa gì, cúng tổ nghề sân khấu ngày nào, lễ vật, bàn thờ cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì, bài cúng tổ nghề sân khấu, cách cúng như thế nào? Trong bài viết lần này, chúng tôi mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết về lễ cúng tổ nghề sân khấu nhé!
1. Ý nghĩa của lễ cúng tổ nghề sân khấu
Lễ cúng tổ nghề sân khấu sẽ được diễn ra vào ngày giỗ tổ nghề sân khấu hay còn gọi giỗ tổ nghề nghệ sĩ – là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng và phát triển trong lĩnh vực sân khấu. Có 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ được thờ gồm:
- Tiên Sư: Người khai sáng ra nghề sân khấu
- Tổ Sư: Người nối tiếp và lưu truyền nghề
- Thánh Sư: Người soạn tuồng
Lễ cúng tổ nghề sân khấu có ý nghĩa rất quan trọng với những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đây là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn đến các vị tổ nghề, đồng thời cầu mong các vị tổ nghề tiếp tục phù hộ cho công việc được thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn. Ngoài ra, ngày lễ này còn là dịp để các anh chị em nghệ sĩ tụ họp, gặp gỡ và trò chuyện với nhau.
2. Cúng tổ nghề sân khấu ngày nào?
Lễ cúng tổ nghề sân khấu theo truyền thống từ xưa được diễn ra trong suốt 3 ngày là ngày mùng 10, 11 và 12/8 Âm lịch, ngày giỗ chính là 12/8 Âm lịch hàng năm. Có một số ngành nghề mà ngày cúng tổ nghề có hơi khác đôi chút như giỗ tổ nghề trang điểm nếu tổ chức lễ cúng lớn sẽ diễn ra trong 3 ngày là 11, 12, 13 tháng 8 Âm lịch và ngày 12/8 cũng là ngày làm lễ chính.
Ngày 12/8 Âm lịch hàng năm sẽ là ngày cúng tổ nghề sân khấu. Vào ngày này, các nghệ sĩ có thể làm lễ cúng tổ nghề sân khấu tại nhà hoặc cúng tại đơn vị công tác.
3. Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì?
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà lễ vật có sự khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng tổ nghề sân khấu thường sẽ bao gồm những lễ vật cơ bản như sau:
– 1 con gà luộc
– 1 con heo sữa quay
– 1 ván xôi
– 5 bát cháo trắng hoặc 5 đĩa bánh chay
– 5 đĩa xôi
– 5 bát chè
– Muối
– Gạo
– Nước
– 1 lọ hoa tươi
– Trái cây (có quýt, mãng cầu, thanh long, nhãn…)
– Trầu cau
– Tiền vàng mã
– Nhang, đèn
>Xem thêm: Cách đặt hũ gạo muối trên bàn thờ đúng chuẩn
4. Bài cúng tổ nghề sân khấu
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
5. Cách cúng tổ nghề sân khấu chuẩn
Vào ngày cúng, các gánh hát sẽ tạm nghỉ, bàn thờ tổ nghiệp sẽ được đặt giữa sân khấu và bày biện mâm cúng, lễ vật cúng tổ nghề sân khấu. Lễ cúng tổ nghề sân khấu gồm những nghi lễ, hoạt động chính sau:
– Lễ dâng hương
– Lễ dâng hoa
– Lễ tri ân đến nghệ sĩ cao tuổi và vinh doanh nghệ sĩ có những đóng góp nổi bật
– Cuối cùng là tiết mục nghệ thuật sân khấu
Hãy đến với chúng tôi – Công ty kiến trúc nội thất VIETNAMARCH để được tư vấn thiết kế nội thất chuyên nghiệp. Chúng tôi còn nhận tư vấn thiết kế nội thất nhà ở, thiết kế nhà thờ họ…, cung cấp sản phẩm đồ nội thất như bàn văn phòng, sofa, đèn trang trí… cho mọi khách hàng trên toàn quốc. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận những tư vấn miễn phí từ các KTS theo địa chỉ:
Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Thanh xương chính trần thạch cao chất lượng cao
Thanh xương chính trần thạch cao chất lượng cao là một bộ phận quan trọng...
Thước lỗ ban: Dụng cụ đo khi lắp trần thạch cao phong thủy
Trong quá trình thi công hoàn thiện công trình, đặc biệt là hạng mục trần...
Phụ kiện kết nối thanh xương trần thạch cao: Yếu tố quyết định độ bền hệ trần
Trong thi công trần thạch cao, bên cạnh tấm thạch cao, hệ khung xương đóng...
TOP 5+ Tấm tiêu âm trần thạch cao cách âm cho phòng thu
Trong lĩnh vực thu âm chuyên nghiệp, chất lượng âm thanh là yếu tố then...
Bột thạch cao làm phù điêu trang trí: Nghệ thuật tạo hình độc đáo
Phù điêu trang trí là một hình thức nghệ thuật lâu đời, mang đến vẻ...
Bột thạch cao xử lý nước thải: Giải pháp hiệu quả
Ô nhiễm nước thải đang là một thách thức lớn đối với môi trường và...
Bột thạch cao có gây dị ứng không? Giải pháp xử lý
Khi bắt tay vào xây dựng hoặc sửa sang tổ ấm, việc lựa chọn vật...
Bột thạch cao bị ẩm phải làm sao? Giải pháp nào hiệu quả?
Bột thạch cao là vật liệu phổ biến trong xây dựng, sản xuất khuôn đúc...